Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 cần có những gì

Không như các dịp lễ khác, mâm cỗ cúng Tết Trung Nguyên - rằm tháng 7 được chia thành ba phần riêng biệt: cỗ chay dâng Phật, cỗ mặn cúng gia tiên và một mâm cỗ cúng ngoài trời cho chúng sinh. Vậy bạn đã biết cách chuẩn bị các mâm cỗ cúng này chưa?
Rằm tháng 7 âm lịch vừa là ngày "xá tội vong nhân' vừa trùng với ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Trong ngày này, các gia đình thường cùng nhau lên chùa làm lễ Vu Lan sau đó về nhà chuẩn bị mâm cơm chay dâng hương lên bàn thờ Phật, một mâm cỗ mặn để cúng ông bà gia tiên, tưởng nhớ đến những người đi trước và cuối cùng là một mâm cơm cúng chúng sinh cho những vong hồn chưa được siêu thoát.

Mâm cỗ chay dâng Phật

Đối với những gia đình theo đạo Phật thì rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Còn với những gia đình Việt Nam khác thì việc làm mâm cơm dâng lên Phật và tổ tiên để tỏ lòng thành kính vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng đã trở thành một nghi thức không thể thiếu. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.
Bàn thờ tổ tiên của người Việt thường có ba bát hương: ở giữa thờ Phật, bên phải thờ thần linh thổ công và bên trái thờ gia tiên. Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất, sau đó là lễ thần linh và cuối cùng là mâm lễ gia tiên.

Những món chay nên có trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm:
- Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò
- Gà chay
- Nem chay rán
- Giò lụa chay
- Đậu đũa luộc
- Canh nấm/ Canh rau củ chay
- Gỏi/ Nộm chay

Mâm cỗ mặn cúng thần linh và gia tiên

Tương tự như mâm cúng Phật, mâm cúng thần linh và gia tiên cũng nên được thực hiện vào ban ngày. Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, gồm gà luộc, đĩa xào, canh, chả giò, xôi.... Ngoài ra, mọi người có thể làm thêm món nộm hoa chuối hoặc nộm rau thập cẩm. Món cuộn ăn kèm dấm bỗng cũng là món phù hợp bày trí trên mâm cỗ trang trọng.

Ngoài ra, mâm cúng cũng kèm theo tiền vàng và hàng mã - những đồ dùng tượng trưng làm bằng giấy để cho người cõi âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ dưới suối vàng.

Mâm cúng chúng sinh

Cúng chúng sinh tháng cô hồn là tục lệ của người dân Việt, đây là mâm cúng dành cho những linh hồn còn vương vấn bụi trần, không nơi nương tựa, chịu oan trái ở kiếp trước... Mâm cúng này cần được thực hiện ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà.

Lễ cúng chúng sinh được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 (âm lịch), bởi người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất.
Mâm cúng chúng sinh cần chuẩn bị đủ những món sau:
- Muối gạo (để rắc bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
- Cháo trắng (12 chén)
- Hoa quả (tốt nhất là 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau)
- Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc khác nhau
- Các loại bỏng ngô, bánh kẹo
- Tiền vàng
- Nước
- 3 cây nhang và 2 ngọn nến nhỏ
Ngoài ra, vào dịp lễ Vu Lan, rằm tháng 7, mỗi gia đình có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua... Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, khi phóng sinh có suy nghĩ vô tư, trong sáng, thành tâm làm phúc.
Về cơ bản thì tùy vào điều kiện hoàn cảnh gia đình để “có gì cúng nấy”, không cần quá phô trương hay cầu kỳ. Cái cốt là khi khấn bái, gia đình cúng thành tâm và mong muốn thể hiện sự cảm tạ chân thành của mình tới trời Phật, thần linh và tổ tiên.
Nếu gia đình mình không có thời gian thực hiện mâm cỗ mặn thì có thể nhờ tới Dịch vụ nấu cỗ tại nhà của Tiệc Mạnh Hùng chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách hàng số lượng từ 02 mâm trở lên.
Chúng tôi phục vụ toàn bộ các khu vụ nội thành như Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ, Hà Đông,... hay bất cứ huyện ngoại thành nào.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đặt dịch vụ:
Công ty Tiệc Mạnh Hùng
Hotline: 0988 653 111 - Mr. Hùng
Trụ sở: 82 Mễ Trì Hạ, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng Long Biên: 80 Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Email: duongmanhhung1051990@gmail.com
Tham khảo thêm thực đơn: 
SHARE